Hội thảo có sự tham gia, phản biện, góp ý của các chuyên gia, đại biểu đại điện cho lãnh đạo của các cơ quan, ban, ngành của Quảng Nam như: Sở Công Thương, Sở NN & PTNT, Sở Tài Chính, Sở KH&ĐT, các Ban quản lý các KCN tại Quảng Nam; Chi cục Thống kê; một số Phòng kinh tế hạ tầng cấp huyện và các cán bộ thuộc Sở KH&CN.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Hậu Ngọc đã chia sẻ kết quả nghiên cứu đánh giá trình độ công nghệ của 80 doanh nghiệp sản xuất thuộc 06 nhóm ngành chủ lực của tỉnh Quảng Nam và đưa ra một số đề xuất về chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất chất lượng đối với doanh nghiệp. Ông Phạm Viết Tích, Giám đốc sở KHCN Quảng Nam về đề cập về thực trạng quản lý Nhà nước về công nghệ tại đại phương và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn, mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá trình độ công nghệ và các đóng góp cho cơ quan quản lý về khoa học và công nghệ của địa phương. Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao về hiệu quả, giá trị sử dụng của sản phẩm đề tài, phần mềm đánh giá trực truyến và khuyến nghị với tỉnh về việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất doanh nghiệp, các ngành đặc thù của địa phương và góp phần phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Quảng Nam.
Toàn cảnh Hội thảo
Những kết quả nghiên cứu, phần mềm trực tuyếncủa đề tài sẽ được chuyển giao cho Phòng Quản lý công nghệ của Sở KH&CN Quảng Nam tiếp tục cập nhật, sử dụng và quản lý nhằm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và báo cáo thống kê theo đúng hướng dẫn của Thông tư 04/2014/TT-BKHCN về đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.
Trong thời gian tới, Viện Đánh giá sẽ tiếp tục hỗ trợ tập huấn, tư vấn cung cấp chuyên gia KH&CN, trao đổi và hợp tác chặt chẽ với Sở KHCN Quảng Nam nói riêng và trong các hoạt động liên quan, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của các tỉnh duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên nói chung.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn